Tiệc Hưng Thịnh - 0911212468

Hưng Thịnh Catering chuyên nhận đặt tiệc liên hoan trọn gói ở như: Tiệc liên hoan công ty, buffet, tiệc cưới, tiệc tại nhà, tiệc cao cấp...

Tiệc buffet trọn gói

Hưng Thịnh Catering nhận đặt tiệc buffet cho các khu công nghiệp, các công ty, các tòa nhà văn phòng và các hộ gia đình tổ chức liên hoan...

Tiệc cưới

Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo từ việc nấu cỗ, các món ăn nóng sốt, không gian trang trí với phông nền đẹp, hoa tươi...

Giá cả hợp lý

Hưng Thịnh Catering với dịch vụ đặt tiệc trọn gói - giá cả phù hợp là lựa chọn cho đông đảo thực khách

Tổ chức tiệc tại nhà theo yêu cầu

Với đội ngũ đầu bếp tài năng và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Tiệc Hưng Thịnh phục vụ 24/24h tại nhà theo yêu cầu khách hàng

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cách làm món canh rau củ thập cẩm cho cả nhà

Thay đổi khẩu vị cho cả nhà với bát canh thập cẩm các loại rau củ chắc hản sẽ mang đến cho bạn và gia đình một bữa cơm đầy thú vị. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn món canh rau củ thập cẩm đơn giản, thanh đạm ngày nắng lên!
Nguyên liệu:
- 400g súp lơ xanh
- 600ml nước luộc gà
- 1/2 cái bắp cải nhỏ, 1 quả cà chua, 1 củ cà rốt nhỏ
- 30 sốt cà chua, 250ml nước, 2,5g đường, muối vừa ăn.
Cách làm:
Bước 1: Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch để ráo. Cà rốt thái lát. Cà chua bổ múi cau.
Bước 2: Thêm ít dầu ăn trong một chảo sâu lòng, đun nóng. Cho các loại rau (trừ súp lơ) vào xào cho mềm, khoảng vài phút.
Bước 3: Sau đó thêm nước luộc gà và nước vào, đun nhỏ lửa. Thêm súp lơ nấu trong 10 - 15 phút rồi thêm sốt cà chua, đường, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi cho canh ra bát và ăn nóng nhé!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Cách làm món xôi chè thơm ngon, lạ miệng

Món xôi chè vừa có vị ngọt thanh, lại hòa quyện với vị dẻo của xôi tại nên một hương vị lạ miệng và hấp dẫn cho món ăn. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn món ăn đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu:
- 600g gạo nếp cái hoa vàng
- 800g đậu xanh bóc vỏ
- 200g hạt sen
- Muối, dầu ăn, đường cát
- Bột năng/bột sắn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hạt sen ninh nhỏ lửa đến khi chín bở
Bước 2: Đậu xanh ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước, chỉ việc chế nước sâm sấp rồi nấu như nấu cơm. Yêu cầu đậu xanh khi chín phải khô, bở, còn nguyên hạt.
Bước 3: Chừa lại một bát nhỏ đậu xanh để lát nữa rắc vào chè, còn lại các bạn đem giã nhuyễn ngay khi đậu còn nóng rồi nắm lại giống như nắm đậu xanh của xôi ngô và xôi xéo.
Bước 4: Gạo nếp ngâm nở, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn. Tiếp đó dùng dao thái 1/2 nắm đậu thành những lát mỏng, bóp trộn đều cùng gạo.
Bước 5: Đun nước thật sôi mới tra gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường.
Bước 6: Xôi chín, nhanh tay trút xôi ra một dụng cụ đựng tương đối rộng rồi thái nốt 1/2 số đậu xanh còn lại vào, vừa trộn vừa dùng tay xoa - vò cho các hạt xôi tơi ra. Khi xôi đã tương đối tơi các bạn mới cho đến hạt sen nhé.
Bước 7: Hòa nước với lượng đường phù hợp với khẩu vị trong một nồi nhỏ, bắc lên bếp đun sôi rồi từ từ chế bột năng đã hòa nước vào đến khi đạt được độ sánh mong muốn, bột chuyển sang màu trong thì các bạn rắc phần đậu xanh để riêng ban nãy vào. Vậy là đã xong phần chè ăn với xôi rồi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Cách làm món bún lươn lá lốt ngon, hấp dẫn

Cháo lươn hay miến lươn là những món ăn đặc sản và quen thuộc của vùng làng quê, tuy nhiên món bún lươn lá lốt cũng là một lựa chọn thú vị khi thưởng thức món lươn. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi làm bún lươn lá lốt cho cả nhà cùng thử nhé!
Nguyên liệu:
- 700g thịt lươn
- Bún tươi
- 1 muỗng canh sả băm, 1 muỗng cà phê bột cà ri
- 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 1 muỗng canh nước mắm
- 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu
- 2 tép tỏi băm lá lốt rửa sạch lau khô, đậu phụng rang mở hành.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lươn rửa sạch, lóc bỏ xương. Băm nhuyễn hay xay nhuyễn. Cho thịt lươn vào tô cùng với tất cả gia vị phía trên trộn đều để 20 phút cho thịt thấm.
Bước 2: Lá lốt trải lên dĩa, mặt gân phía trên, cho ít thịt lươn vào cuộn tròn lại ghim cuốn lại cho khỏi bung.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu, dầu hơi nóng cho các cuộn thịt lá lốt vào chiên với lửa hơi thấp. Khi chiên bạn nhớ trở cho thịt chín đều và lá lốt có màu xanh đẹp là được. Gắp ra dĩa trang trí thêm xà lách, đồ chua cùng các loại rau thơm rồi thưởng thức bún chả lươn nhé!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Đặc sản cơm lam Định Hóa - Thái Nguyên

Đến với Định Hóa, du khách không chỉ được tìm về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà còn được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được thưởng thức các sản vật địa phương quyến rũ. Cơm lam là một trong những món ăn giản dị của đồng bào dân tộc thiểu số Định Hóa nhưng có sức hấp dẫn lạ lùng bởi sự giao hòa của nước của lửa và những ống nứa non.
Cơm lam là một món ăn giản dị của người dân Định Hóa, giản dị bởi nó gắn với những con suối nơi đầu nguồn và nương lúa bên sườn đồi, những vạt rừng tre nứa xanh ngút của đất ATK thuở nào nhưng khiến du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức.
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải có loại nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước ấm. Dụng cụ để lam là ống nứa, hoặc ống tre non, còn tươi để khi lam, chỉ cháy được ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào gạo. Loại nứa hoặc tre này mỗi cây chỉ chặt được từ ba đến bốn ống, mỗi ống dài độ 30 cm...
Người Định Hóa làm cơm lam bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cứ ba phần gạo, hai phần nước, chừa lại khoảng 5 phân gần miệng ống (để khi gạo nở sẽ kín đầy cả ống) rồi nút lại bằng thứ lá chuối non chặt về đem hơ qua lửa.
Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa trên đó. Khi đưa ống lam vào nướng trên bếp, vỏ nứa còn xanh mướt, khi cơm lam chín, vỏ nứa cũng đã chuyển mầu. Đống lửa to hay nhỏ sẽ khiến thời gian làm cơm lam chín nhanh hay chậm, dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, ống cơm lam được xoay trở đều, hạt cơm bên trong sẽ hơn đều hơn.
Khi cơm chín, mùi thơm quyến rũ tỏa ra ngào ngạt. Trong cơm lam có hương vị của đất trời hòa quyện, có vị dịu dàng của nứa non, tre non, mùi của sương sớm đọng trên lá chuối, và thấp thoáng bóng dáng bếp lửa bập bùng trong những ngày đông...

Róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Bánh chưng Bờ Đậu - nét riêng của Thái Nguyên

Bánh chưng là món bánh cổ truyền của dân tộc ta từ bao đời nay, là món bánh không thể thiếu được khi thờ cúng tổ tiên khi mỗi độ xuân về. Quen thuộc, nhưng để được nhiều người biết đến, chỉ thưởng thức một lần rồi nhớ mãi có lẽ chỉ có bánh chưng Bờ Đậu với hương vị đặc trưng nhờ bí quyết riêng, truyền từ thế hệ này đến thế các thế hệ sau trong mỗi gia đình ở đây.
Bất kể ngày nào, nếu có dịp đi du lịch đến Thái Nguyên, ngoài chè Tân Cương nổi tiếng, du khách còn được tìm hiểu về làng bánh chưng Bờ Đậu thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương để khám phá hết những nét độc đáo, tinh xảo trong từng công đoạn tỷ mỷ để tạo nên một chiếc bánh vuông thành sắc cạnh.
Để làm được một cái bánh chưng thật thơm ngon thì phải kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu làm bánh, chế biến bánh, đó là gạo nếp của núi rừng Định Hóa, đỗ xanh quê vỏ mỏng lòng vàng đều hạt, thịt ba chỉ tươi ngon, săn chắc và dưới bàn tay của người dân Sơn Cẩm, Cổ Lũng bánh chưng Bờ Đậu lại có một hương vị đặc biệt không thể lẫn với nơi nào.
Lá dong để gói bánh là thứ lá xanh mướt, bản rộng và được lấy từ rừng Na Rì, chợ Đồn, Bắc Kạn về sau đó rửa sạch cả hai mặt, để ráo nước, dùng khăn sạch lau khô, tước bớt cuống lá, cắt bớt ngọn lá và phần cuống lá. Lạt buộc bánh phải là thứ lạt chẻ bằng giang. Đặc biệt và quan trọng là công đoạn luộc bánh, phải luộc khoảng 10-12 giờ, giữ lửa đều, nước sôi liên tục và thường xuyên chế thêm nước để đảm bảo nước luôn ngập bánh. Khi bánh chín lá vẫn mang màu xanh tươi, chiếc bánh chắc, vuông vắn đẹp mắt.
Ngoài bánh hình vuông truyền thống, làng nghề còn sản xuất loại bánh có hình trụ tròn, có hình dáng tương tự bánh tét của Nam Bộ, giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Khi thưởng thức miếng bánh chưng Bờ Đậu, du khách sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của nếp hòa cùng vị béo ngậy của thịt pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời hòa quyện vào bánh. Chỉ thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi và cũng quên ngay cái vị ngán bởi gạo nếp.
Làng bánh chưng Bờ Đậu nổi lửa quanh năm, nhưng nhộn nhịp tấp nập nhất là vào những ngày giáp tết Nguyên Đán. Đó như là một đặc sản mà chỉ vùng Bờ Đậu mới có thể làm nên những chiếc bánh hoàn hảo, vuông tròn sắc cạnh với hương thơm đậm đà, tinh khiết làm ấm lòng du khách gần xa.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Cách làm món gà tre tần thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng

Gà tần thuốc bắc là một món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt phù hợp để chế biến cho người ốm. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách làm món gà tre tần thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 2 con gà tre mỗi con khoảng 500 - 600g
- 150g hạt sen khô (hoặc tươi)
- 1 gói gia vị thuốc Bắc
- 2 thanh quế, gia vị hạt nêm vừa miệng và 3 bát nhỏ nước.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Gà tre sơ chế sạch, hạt sen ngâm trong nước 1 tiếng.
Bước 2: Tiếp theo gia vị thuốc Bắc, hạt sen, quế, gia vị trộn cùng 2 bát rưỡi nước (bát ăn cơm) và cho gà tre đã được làm sạch vào trong nồi áp suất (hoặc nồi thường) với nồi áp suất ta hầm khoảng 30 phút và ủ 1 tiếng, với nồi thường ta hầm khoảng 60-70 phút là gà tre, hạt sen và gia vị thuốc bắc nhừ.
Bước 3: Múc gà tre tần thuốc bắc ra bát hoặc đĩa sâu lòng thưởng thức khi còn nóng hổi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Cách làm món cá cơm chiên mắm thơm ngon

Trời đông lạnh, ăn bát cơm nóng với cá cơm chiên nước mắm thật ấm bụng biết bao. Món ăn dù quen thuộc và dân dã nhưng hương vị khi ăn luôn hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi vào bếp nhé!
Nguyên liệu:
- 500g cá cơm
- 200g bột chiên giòn
- 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường,
- 1 trái ớt sừng băm, 2 tép tỏi băm, 1/2 củ hành băm,
- 1 miếng gừng băm, 1 nhánh hành lá băm
- 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh tương ớt hòa chung trong 1 cái chén.
Cách làm:
Bước 1: Cá cơm rửa sạch để khô. Cho cá cơm, bột mì, 1 muỗng cà phê bột nêm vào trộn đều, nhẹ tay cho bột bao bọc quanh cá.
 Bước 2: Bắc chảo dầu lên bếp. Chờ dầu nóng, cho từng ít cá cơm vào chiên với lửa hơi cao. Thấy cá vàng giòn thì vớt ra rổ có lót lớp giấy thấm dầu.
Bước 3: Bắc 1 cái chảo khác trên bếp, chảo nóng thì cho một ít dầu vào sau đó cho hết hành, tỏi, hành lá, gừng và ớt vào xào thơm (2 phút). Cho một chén nhỏ nước mắm vào đun sôi, thả cá vào đun cho cạn nước.
- Với cá cơm chiên mắm này bạn có thể làm nhiều, để vào hũ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 1 tuần rồi lấy ra ăn dần nhé.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cách làm món bò xào lá lốt lạ miệng, ngon cơm

Thịt bò là món ăn rất phổ biến với chúng ta, nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và còn thơm ngon nữa. Sau đây, Đặt tiệc trọn gói ở Thái Nguyên xin gửi tới các bạn món thịt bò xào lá lốt lạ miệng này.
Nguyên Liệu:
- 300g thịt bò
- 1 củ hành tây thái múi
- Lá nốt rửa sạch thái to tầm 1 đốt ngón tay
- 2 thìa tỏi băm
- Gia vị ướp thịt: 1 thìa tỏi băm, 1 chút bột nêm, muối, tiêu, dầu mè, xì dầu, xíu đường, 1 thìa cafe bột bắp.
Cách Làm:
- Thịt bò cho vào tô cùng các gia vị ướp thịt trộn đều lên để 10 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu vào đun nóng và phi tỏi cho thơm sau đó cho thịt bò vào xào vặn lửa to, đảo đều cho thịt tơi ra. khi thịt chín tái thì tắt bếp, xúc thịt bò ra đĩa.
- Dùng luôn chảo đó, cho thêm 1 xíu dầu ăn rồi cho hành tây vào xào tiếp đến cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm, muối, rồi trút đĩa thịt bò đã xào tái vào chảo, đảo đều vài vòng thì tắt bếp. Cho thịt bò xào lá lốt ra đĩa và ăn cùng cơm trắng rất ngon.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Cách làm món tôm cuốn Thừa Lâm - Thái Nguyên.

Món tôm cuốn Thừa Lâm rất đơn giản nhưng lại là món ăn ngon trong những ngày nhàn rỗi, nhất là vào dịp Tết, dùng làm món để nhâm nhi với rượu đế, nói dăm ba câu chuyện cũng rất hợp lý. Tôm cuốn Thừa Lâm không gói với bánh tráng mà cứ gói thô mộc như thế rồi để ăn, và chấm với một thứ nước mắm pha đậm vừa đủ. Ngày Tết ở Thừa Lâm, thường không nhà nào thiếu món ăn này, đó cũng chính là một sự đặc biệt của người dân đất Thái Nguyên.
Xem thêm: Nấu cỗ cưới tại Thái Nguyên
Nguyên liệu:
- Tôm tươi
- Bánh tráng loại ngon
- Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín và thái mỏng
- Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt
- Bún, đậu phông, tương hột, ớt, đồ chua ăn kèm.
Cách làm:
- Nước chấm: đổ chút nước vào tương để lắng lại trong khoảng 30 phút rồi vớt hột tương ra, dằm nhuyễn. Phần nước tương còn lại gạn bỏ phần xác, phần nước tiếp tục trộn đều với hột tương đã dằm nhuyễn.
- Giã nhuyễn ít tép tỏi, cho vào nước tương vừa trộn ở trên rồi trút vào nồi, nấu sôi đến khi sền sệt thì nêm đường, giấm cho vừa khẩu vị. Bằm ớt nhỏ cho lên mặt tương nếu thích. Bánh tráng thấm sơ nước cho dẻo mềm trước khi cuốn. Cho 1/2 bát giấm, 1/3 bát nước lạnh, 2 muỗng cà phê muối vào nồi, đun sôi rồi cho tôm vào luộc chín, bóc vỏ bỏ đầu đuôi.
- Lần lượt xếp xà lách, rau sống, giá, bún lên bánh tráng; thịt và tôm để phía ngoài, lưu ý đặt tôm dưới để khi cuốn lại sẽ thấy cuốn gỏi có màu tôm đỏ đẹp, ló ra ngoài một ít, cuốn lại thật chặt là xong. Chấm kèm nước tương pha rắc thêm đậu phộng giã dập.
- Lưu ý: Tôm chín đem vớt ra rổ có vài viên đá lạnh, để 15 phút rồi mới lột vỏ, thịt tôm sẽ rất chắc. Cuốn xong để ra đĩa, chèn giữa các cuốn là lớp lá chuối để giữ độ ẩm.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!