Tiệc Hưng Thịnh - 0911212468

Hưng Thịnh Catering chuyên nhận đặt tiệc liên hoan trọn gói ở như: Tiệc liên hoan công ty, buffet, tiệc cưới, tiệc tại nhà, tiệc cao cấp...

Tiệc buffet trọn gói

Hưng Thịnh Catering nhận đặt tiệc buffet cho các khu công nghiệp, các công ty, các tòa nhà văn phòng và các hộ gia đình tổ chức liên hoan...

Tiệc cưới

Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo từ việc nấu cỗ, các món ăn nóng sốt, không gian trang trí với phông nền đẹp, hoa tươi...

Giá cả hợp lý

Hưng Thịnh Catering với dịch vụ đặt tiệc trọn gói - giá cả phù hợp là lựa chọn cho đông đảo thực khách

Tổ chức tiệc tại nhà theo yêu cầu

Với đội ngũ đầu bếp tài năng và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Tiệc Hưng Thịnh phục vụ 24/24h tại nhà theo yêu cầu khách hàng

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Đến Thái Nguyên thưởng thức đặc sản cơm lam Định Hóa nổi tiếng

Đồng bào Thái, Mường, Tày, Nùng khi xưa, khi “phát minh” ra món cơm lam là để chỉ cần mang gạo lên rừng mà cũng có cơm ăn, nhưng không thể nghĩ rằng, ngày nay cơm lam đã trở thành một món ăn độc đáo và hấp dẫn mọi người như vậy.


Đến với Định Hóa - Thái Nguyên, du khách không chỉ tìm về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà còn được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được thưởng thức các sản vật địa phương quyến rũ. Trong đó cơm lam là một trong những món ăn giản dị nhưng có sức hấp dẫn lạ lùng, bởi sự giao hòa của nước, của lửa và những ống nứa non.

Muốn có cơm lam ngon, người nấu phải có loại nếp ngon, chính là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước ấm. Dụng cụ để lam là ống nứa, hoặc ống tre non, còn tươi để khi lam, chỉ cháy ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào gạo. Loại nứa hoặc tre này mỗi cây chỉ chặt được từ ba đến bốn ống, mỗi ống dài khoảng 30 phân...


Xem thêm: Đặt tiệc cưới trọn gói, đặt tiệc buffet giá rẻ tại Định Hóa - Thái Nguyên

Người Định Hóa làm cơm lam bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cứ ba phần gạo thì cho hai phần nước, chừa lại khoảng 5 phân gần miệng ống (để khi gạo nở sẽ kín đầy cả ống) rồi nút lại bằng thứ lá chuối non chặt về đem hơ qua lửa.

Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa trên đó. Khi đưa ống lam vào nướng trên bếp, vỏ nứa còn xanh mướt, khi cơm lam chín, vỏ nứa cũng đã chuyển màu. Đống lửa to hay nhỏ sẽ khiến thời gian làm cơm lam chín nhanh hay chậm, dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, ống cơm lam được xoay trở đều, hạt cơm bên trong sẽ đều hơn.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Thưởng thức đặc sản nem chua Đại Từ Thái Nguyên

Nếu có dịp trở về Đại Từ dự hội Núi Văn – Núi Võ thi du khách đừng quên nghé mua vài chục nem để thưởng thức vị ngon đặc trưng của làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một thức quà cho người thân gia đình.



Xem thêm: Đặt tiệc cưới, tiệc buffet ở huyện Đại Từ với Tiệc Hưng Thịnh

Nếu một lần thử qua một chiếc nem chua Đại Từ bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của lá ổi hòa quyện trong cái ngọt mềm của thịt, vi chua vừa ăn và hương thơm lựng của mùi lá chuối nướng vùi trong than củi. Khi mua về, thì bạn không cần phải nướng nem trên than củi mà bạn có thể bóc ra rồi cho vào nướng trong lò vi sóng, hoặc lăn qua chảo khoảng một phút cho vừa chín tới là có thể thưởng thức ngay.


Nem chua Đại Từ cần nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được không giống như các loại nem chua khác. Nem ở đây cũng được chế biến từ các loại: thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, muốn có được những chiếc nem chất lượng, thì dùng phần thịt mông của con lợn là ngon nhất. Thịt sau khi được  rửa sạch và lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ sau đó tì trộn cùng tỏi băm nhuyễn, tiêu xay, rượu trắng và thính gạo rang thơm.

Nem chua này sau khi gói phải để từ 3-4 ngày mới có thể ăn được. Người ta còn gói kèm với các loại lá sung, đinh lăng… Tùy theo sở thích và khẩu vị mà người ăn có thể chấm thêm với nước mắm chanh ớt pha tỏi hay tương ớt để món ăn đậm vị hơn.

Quý khách có nhu cầu đặt tiệc cưới, tiệc buffet ở huyện Đại Từ hoặc tiện liên hoan công ty trọn gói với mức giá rẻ hợp lý tại Thái Nguyên vui lòng liên hệ:
Hotline: 0911 21 2468
Email: tiechungthinh@gmail.com

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Tuyệt chiêu làm mì thịt gà ngon hấp dẫn

Bữa trưa này hãy học cách làm mì trộn thịt gà ngon hấp dẫn với vị cay cay của ớt, chua chua từ chanh, ngọt nhẹ từ đường nhé. Món này có vị ngon từ nước chấm, nước chấm trộn ngon thì khỏi phải chê rồi. Sau đây xin hướng dẫn các bạn làm món mì trộn thịt gà cực kỳ hấp dẫn khỏi chê nhé.


Nguyên liệu:

Nước chấm:

– 6 muỗng canh nước mắm; 6 muỗng canh đường nâu; 12 muỗng canh nước cốt chanh; 2 tép tỏi băm hoặc xay nhỏ; ớt vừa đủ xắt nhỏ

Nước sốt:

– 3 muỗng canh nước mắm ngon; 3 muỗng canh dấm gạo; 9 muỗng canh nước cốt chanh; 3 muỗng canh xì dầu; 4cm gừng gọt vỏ thái lát mỏng; 6 muỗng canh bơ đậu phộng nhạt (peanut butter); 1 muỗng canh dầu mè đun nóng; 1 nhúm bột ớt cayenne

Thịt gà + mì:

– 600g thịt phần đùi gà đã lọc xương; 200g mì gạo khô; 2 quả dưa chuột nhỏ, thái lát mỏng; rau thơm; 4 nhánh hành lá; lạc rang giã rối; chanh

Cách làm mì trộn thịt gà:

1. Pha nước chấm:

• Để thực hiện cách làm mì trộn thịt gà ngon đầu tiên, nước chấm bao gồm: nước mắm, đường, nước cốt chanh, tỏi ớt băm cho vào bát thủy tinh dùng thìa khuấy đều hỗn hợp đánh đều để cho đường tan trong nước chấm.

2..Làm nước sốt:

• Đến phần làm nước sốt, Cho tất cả nguyên liệu sốt bao gồm: dấm gạo, mắm, nước cốt chanh, xì dầu, bơ đậu phộng, dầu mè, bột ớt cho vào máy say nhấn nút say thật nhuyễn mịn.

3. Ướp hỗn hợp vào gà:

• Cho thịt gà vào âu thủy tinh, nêm nửa muống nước chấm, với 1/3 phần nước sốt vào trộn đều cho thịt gà ngấm thấm gia vị để khoảng 5 phút cho thịt gà ngấm trọn gia vị.


4. Luộc mì:

• Cho nước vào nồi để lên bếp, đun sôi, tắt bếp, thả mì gạo vào để ngấm 4-5 phút tùy theo vào mì loại nào nhé, nhúng đều tay cho mì mềm gần chín thôi nhé, để lâu sẽ làm mì chúng ta nát.

5. Nấu, thịt gà:

Thịt gà đem xếp gọn vào vỉ nướng, nướng bếp than, lật đều 2 bên mặt để thịt gà chín đều cứ 2 phút bạn lật mặt trên rồi lại xuống mặt dưới nhé làm như thế này sẽ ngon hơn, nếu nhà bạn không có bếp than thì cho dầu vào chảo ít thôi để lên bếp, rang qua khô, đảo đều, thịt gà chuyển màu hơi ngả vàng là ok rồi nhé.
• Cho tất cả tất cả cho vào tô lớn để ăn, thái chỉ cà rốt cho vào với rắc ít hành lá, cuối cùng rưới nước chấm lên trên món ăn trộn đều lên, và thưởng thức bữa trưa vui vẻ thôi.

Chúc bạn thành công!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cùng thưởng thức đùi vịt kho măng ngon tuyệt cú mèo

Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, trời chuyển mưa gió các bà nội trợ có thể tham khảo chế biến món đùi vịt kho măng khô mềm thơm ngon nức mũi dưới đây nhé.


Nguyên liệu:

- Đùi vịt: 2 cái

- Măng khô: 1kg

- Gia vị: muối, đường, hạt nêm, nước mắm, ớt trái.

Cách chế biến:

Sơ chế:

- Sơ chế đùi vịt: Thịt vịt nếu không biết sơ chế sẽ rất hôi, vì thế bạn cần rửa sạch thịt vịt với một chút rượu trắng, rồi vớt để ráo. Khi vịt ráo nước thì bạn chặt khúc vừa ăn.

- Măng khô ngâm cho mềm, luộc chín rồi xé thành miếng nhỏ vừa ăn.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn lên đun nóng rồi cho đùi vịt vào xào sơ với ít hạt nêm, nước mắm, đường.


Bước 2: Đợi khi đùi vịt ngấm đều gia vị thì bạn trút măng vào xào chung. Đảo đều cho măng và vịt ngấm vừa gia vị thì cho nước vào xâm xấp mặt, kho với lửa nhỏ đến khi chín mềm, thấm đều gia vị là được.

Chúc các bạn có bữa cơm ngon miệng!

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Tìm hiểu bánh cooc mò nổi tiếng ở Thái Nguyên

Ai đã từng đến vùng đất Thái Nguyên mà chưa được thưởng thức cooc mò - món bánh mang hình dạng và hương vị đặc biệt của người dân tộc Tày nơi đây thì quả là điều đáng tiếc.


Để có được những chiếc cooc mò vừa dẻo, thơm lại đẹp mắt, người ta phải chọn những chiếc lá dong vừa xanh vừa mượt, không bị rách, bị sâu. Lá lấy về đem rửa sạch, phơi khô, để ráo nước. Công đoạn chẻ lạt làm dây gói bánh cũng được tiến hành rất tỉ mỉ. Lạt được làm từ cây thân giang hoặc cây mỡ, chẻ làm sao cho lạt nhỏ đều, mềm, dai để khi gói không làm rách lá bánh. Bánh được làm từ loại gạo nếp thơm, trắng, hạt tròn đều, gạo được vo kỹ bằng nước được hứng từ các khe suối trên núi nên càng sáng và mẩy hơn .Gạo phải để ráo nước, sau đó đem trộn lẫn với lạc sống đã giã nhỏ và thêm một chút muối cho vừa ăn.

Cooc mò - món ăn đặc sản của Thái Nguyên - từ lâu đã trở thành thứ quà không thể thiếu dành cho trẻ nhỏ trong những ngày lễ đặc biệt: mừng đầy tháng, thôi nôi... Ngày nay cooc mò đã cùng du khách đi đến mọi miền đất nước, bởi những ai đến với mảnh đất này khi trở về đều chọn mang cho mình những xâu cooc mò vừa thơm ngon, vừa lạ mắt về làm quà.


Mùa đông cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh cooc mò đặc sản Thái Nguyên, vừa trò chuyện vừa nghe tiếng nổ lách tách của tiếng củi khô cháy, bao nhiêu mệt nhọc trong ngày như được xua tan hết, cũng không còn thấy cái lạnh lẽo của mùa đông trên núi cao tràn vào nhà.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Đặc sản nổi tiếng Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở trung dung miền núi phía bắc nơi có những khu công nghiệp trọng điểm như khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp SamSung… nơi đây còn có những đặc sản mà khi đặt chân qua bạn không thể bỏ qua mua về làm quà tặng người thân, bạn bè
1. Chè búp Tân Cương – Thái Nguyên
Chè búp từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên. Cho dù bạn có đi đâu, về đâu khi nhắc đến chè mọi người đều nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Hương vị của Trà Thái nguyên từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa
Không một vùng đất nào trên cả nước có thể tạo ra được một sản vật quý như chè Tân Cương Thái Nguyên.Do khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với cây chè mà tạo lên hương vị ngon đặc biệt. Hương vị của chè Thái Nguyên có lẽ không phải bàn cãi nhiều. Trong mỗi chúng ta, hầu như ai cũng đã một lần được thưởng thức chè Thái Nguyên.
Tuy nhiên, có lẽ để thưởng thức chè Thái Nguyên chính gốc vừa mới sao thì không phải ai cũng có cơ hội. Vì vậy, nếu đến Thái Nguyên bạn hãy liên hệ với gia đình tôi để có một món quà ý nghĩa làm quà tặng người thân và một lần thưởng thức chè ngon Thái Nguyên chính gốc.

2. Trám Hà Châu – Phú Bình – Thái Nguyên
Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 30km về hướng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng bên cạnh đó là các loại rau củ quả được trồng khá nhiều.
Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu. Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm khoảng 30%.
Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám. Quả trám Hà Châu nhờ thế trở thành đặc sản vươn ra khỏi Thái Nguyên về nhiều miền đất nước.

3. Bánh Chưng Bờ Đậu – Đặc sản Phú Lương, Thái Nguyên
Bờ Đậu là địa danh thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên chừng 15km. Nơi đây có nghề làm bánh chưng truyền thống nức tiếng. Từ thời kháng chiến chống Pháp, bánh chưng Bờ Đậu đã nổi tiếng và được những người lái xe đường dài trên tuyến phía bắc truyền nhau.
Bánh chưng bờ đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm. Bánh chưng bờ đậu mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, lá rong dùng để gói bánh là lá rong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong màu bánh trông rất đẹp mắt.
Không cần phải chờ đến tết âm lịch bạn mới được thưởng thức, bánh chưng bờ đậu được người dân trong và ngoài tỉnh sử dụng quanh năm. Và được xem như là một món quà đặc sản của vùng núi rừng Phú Lương khi mà có dịp đi qua Thái Nguyên mọi người thường mua về làm quà.
Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.

4. Bánh Ngải – Người Tày
Đây là một loại bánh đặc sản của người Tày Thái Nguyên. Bánh được làm vào tết Thanh Minh. Bánh có màu xanh, hình tròn và thường bị nhầm với bánh giầy của người miền xuôi.
Bánh ngải của người Tày đặc biệt ở chỗ, nếp được dùng làm bánh là loại nếp nương, không được lẫn gạo tẻ. Nhân bánh thường được người dân chế tác thủ công bằng mật mía vì vậy khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên không thể nhầm lẫn.
Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.
Tuy nhiên, vì bánh chỉ được làm vào tết thanh minh, vì vậy bạn sẽ kho có cơ hội để thưởng thức loại bánh này.

5. Cơm lam – Định Hóa
Định Hóa là một huyện vùng cao của Thái Nguyên, vùng đất nằm ẩn sâu trong những quả đồi và thung lũng. Đường lên Định Hóa bạn sẽ cảm nhận được một màu xanh mướt của núi rừng. Thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành và hầu như bạn sẽ thấy không có một chút bụi bặm nào.
Nói như vậy không có nghĩa Định Hóa là một huyện heo hút mà ngược lại. Đường lên định hóa được miêu tả “ Rừng Cọ đồi trè, rừng xanh ngào ngạt” mang đậm chất của núi rừng Tây Bắc. Chính vì cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu ôn hòa đã tạo lên một sản vật đặc biệt của Định Hóa. Đó chính là lúa nếp nương. Đây là nguyên liệu chính để làm bánh trưng bờ đậu hay bánh cooc mò người tày.
Cơm Lam là loại cơm đặc sản sản chỉ có đến với Thái Nguyên bạn mới cảm nhận hết được vị ngon ngọt của sự kết hợp giữa gạo nếp và những ống nứa non. Cách làm tương đối đơn giản. Ống nứa non chặt thành từng khúc rồi đổ gạo vào, bịt chặt bằng lá tre sau đó nướng trên lửa. Tuy nhiên, để có được một ống cơm ngon phải dựa vào kinh nghiệm mới nhận biết được khi nào gạo chính.
Khi ăn thì róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.
Trên đây là 5 đặc sản nổi tiếng và tiêu biểu khi nói về tỉnh Thái Nguyên. Nếu bạn có dịp qua nơi đây hãy ghé thăm mua về nhé…